Tôi đang là một người phụ nữ vô cùng buồn bã với “chuyện ấy”. Cũng bởi chuyện này mà vợ chồng tôi lục đục suốt cả tháng. Chúng tôi mới cưới được 7 tháng. Anh ấy là người đàn ông cao lớn, khỏe mạnh, cường tráng. Tôi biết anh ấy cũng “hào hứng” lắm khi gần gũi tôi nhưng không hiểu sao, anh luôn né tránh chuyện này.
Chỉ khi nào tôi gợi ý mãnh liệt lắm anh mới chiều tôi. Nhưng chiều một cách qua quýt, xong cho có. “Cậu nhỏ” của anh lên rất nhanh mà xuống cũng rất vội, điều này khiến tôi chẳng có cảm giác gì. Chúng tôi “hoạt động” nhiều nhất là 3 tuần 1 lần. Trong khi chúng tôi còn rất trẻ, tôi 25 còn anh mới 27 tuổi. Tôi buồn bã chẳng biết phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này. Anh luôn nói lý do mệt mỏi công việc để trì hoãn. Rất mong chuyên mục hãy trả lời dùm tôi.
Trả lời:
Tình trạng trên chính là hiện tượng rối loạn cương ở nam giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rối loạn cương là khi dương vật không đủ cương cứng để thực hiện và duy trì hoạt động tình dục.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn cương như: bệnh tim mạch, đái tháo đường, chấn thương cột sống, rối loạn nội tiết… và nguyên nhân tâm lý (lo âu về khả năng thực hiện tình dục, căng thẳng). Thêm vào đó còn có những yếu tố chính là nguy cơ làm quá trình rối loạn cương đến sớm và dễ xảy ra như: hút thuốc lá, rượu, ma túy, dùng thuốc trị tăng huyết áp, ít vận động…
Ngày nay khoa học nghiên cứu về tình trạng rối loạn cương ở nam giới đã phát triển, cũng như các thông tin điều trị đang được phổ biến nên nếu được can thiệp sớm, việc điều trị bệnh lý rối loạn cương sẽ đạt hiệu quả tới 90%. Nhưng hiện có rất ít nam giới dám thổ lộ nỗi khổ bệnh tình với bác sĩ. Do không hiểu bệnh tình cụ thể, bệnh nhân cứ âm thầm mua thuốc không rõ nguồn gốc tự điều trị, khiến sức khỏe ngày càng suy giảm, tinh thần hoang mang và thậm chí gây ra những biến chứng nặng nề như cương dương vật kéo dài.
Chồng bạn cần thay đổi lối sống, giảm bớt căng thẳng, giảm hút thuốc lá, siêng tập thể dục… Bạn nên khuyên chồng tự tin đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa, tránh tình trạng bệnh để lâu sẽ dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc cho sức khỏe và hạnh phúc gia đình.
Bên cạnh đó, chồng “yếu” đều khiến người vợ tủi thân, buồn khổ. Không ít chị em chọn cách im lặng, sống chung với lũ. Cũng có người trao đổi với chồng nhưng không dám nói thẳng, sợ chồng buồn, tự ái. Người vợ tự ôm nỗi buồn, dằn vặt bản thân hoặc có suy nghĩ tiêu cực như cặp bồ, bỏ chồng, ý muốn huỷ hoại, buông thả bản thân…
Hãy thử trao đổi thẳng thắn. Chồng sẽ cởi mở hơn nếu người vợ biết cách chia sẻ. Nên nhớ, tâm sự phải chân thành, tích cực chứ không phải oán trách, căm giận chồng. Người bị “bệnh” cũng đau buồn, u uất chẳng kém. Anh nào cũng muốn “oai phong” trước vợ, có anh nào muốn mình “kém”. Đồng thời, có thể tìm tài liệu, sách báo cùng khéo léo gợi chuyện với chồng. Sau đó, vận động chồng đi khám, tìm nguyên nhân và cách điều trị. Chuyện gì cũng có nguyên nhân riêng. Phải bắt đúng bệnh thì mới trị được bệnh. Đừng bỏ mặc hoặc trông chờ vào đối phương vì đã là tổ ấm thì luôn cần đồng thuận của cả vợ và chồng, trong mọi trường hợp.
Hôn nhân không thể không có “chuyện đó”. Cũng không nên thiêu rụi mỏi cảm hứng vì chồng. Ham muốn giống như ngọn lửa, cháy âm ỉ chứ không thể tắt hẳn. Vợ chồng có thể “chiều” nhau bằng những cử chỉ âu yếm trong thời gian “thiếu thốn”.